Niềng răng mắc cài trong là phương pháp chỉnh nha mới, sử dụng dây cung và mắc cài gắn mặt bên trong của răng, giúp hạn chế được lộ mắc cài, tăng tính thẩm mỹ. Việc nắn chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn luôn là ưu điểm nỏi bật của phương pháp này. Cùng tìm hiểu thêm qua bài viết sau đây.

Niềng răng mắc cài trong-1
Niềng răng mặt trong cần bác sĩ có kỹ thuật giỏi*

Niềng răng mắc cài trong khi nào?

Niềng răng mắc cài trong được đánh giá là phương pháp niềng có tính thẩm mỹ cao vì nhìn từ ngoài rất khó để biết bạn đang thực hiện niềng răng. Do đó, phù hợp với các trường hợp sau:

-  Bệnh nhân có răng hô, móm nhẹ

-  Răng khấp khểnh hoặc răng thưa

-  Răng sai lệch khớp cắn

Ưu nhược điểm của niềng răng mắc cài trong

Ưu điểm

- Thẩm mỹ cao: Là phương pháp niềng răng mang đến tính thẩm mỹ cao bởi hệ thống mắc cài được gắn mặt trong răng, giúp không bị lộ mắc cài khi giao tiếp, người bệnh có thể tự tin hơn. 

- Rút ngắn thời gian chỉnh nha; tùy theo cơ địa của mỗi người mà thời gian niềng răng có thể được rút ngắn so với các phương pháp khác. Trung bình, thời gian niềng răng mắc cài trong là 16 - 18 tháng. 

Niềng răng mắc cài trong-2
Tính thẩm mỹ cao*

Nhược điểm

- Vướng víu, khó chịu: Niềng răng mặt trong sẽ khiến bạn ăn uống khó hơn rất nhiều so với các phương pháp niềng răng khác. Nguyên nhân hiện tượng này là do mắc cài chạm vào lưỡi gây kích ứng lưỡi trong suốt quá trình niềng răng.

- Khó khăn khi nói chuyện: Cảm giác dây cung và mắc cài tiếp xúc trực tiếp với lưới khiến quá trình giao tiếp gặp khó khăn, ảnh hưởng nhiều đến phát âm.

- Vệ sinh răng miệng không thuận lợi: Khi đeo niềng mặt trong rất khó để vệ sinh răng miệng, đặc biệt các vụn thức ăn thừa đánh răng không sạch làm răng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng là rất cao.

Quy trình niềng răng mắc cài trong

Bước 1: Thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng, tư vấn và đưa ra kế hoạch điều trị thích hợp. 

Bước 2: Gắn khí cụ

Trước khi gắn khí cụ, bác sĩ sẽ gắn các loại khí cụ hỗ trợ quá trình niềng răng như thun tách kẽ, lấy dấu có khâu, gắn khâu,...

Niềng răng mắc cài trong-3
Quy trình niềng răng an toàn*

Bước 3: Gắn mắc cài

- Đánh bóng nhẹ bề mặt răng. 

- Dùng banh miệng nhựa kéo má ra hai bên, làm khô răng, bôi gel nha khoa lên bề mặt răng để giữ mắc cài.

- Mắc cài mặt trong và gel sẽ cứng lại nhờ ánh sáng quang trùng hợp. Sau đó, dây cung được đặt lên trên rãnh mắc cài và cố định bằng thun chuyên dụng.

Sau khi gắn mắc cài, định kỳ 3 - 6 tuần bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám để kiểm tra, thay dây cung, tăng lực siết. 

Bước 4: Hoàn thiện

Sau khi kết thúc quy trình niềng răng, khi răng đã dịch chuyển về vị trí như mong muốn thì tháo mắc cài và đeo hàm duy trì. 

Trong các loại hình chỉnh nha hiện nay, niềng răng mắc cài trong có chi phí khá cao do vật liệu cần chất lượng, kỹ thuật của bác sĩ phải thành thạo. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, đến thăm khám định kỳ, chăm sóc răng đúng cách. 

 
Top