Đau lưng là một trong những rắc rối sức khỏe phổ biến khi mang thai. Khoảng 50-70% thai phụ phàn nàn rằng, họ bị đau lưng trong cả 3 quý. Những cơn đau thường xuất hiện ở phía dưới ở một hoặc cả hai bên lưng.
Nguyên nhân gây đau lưng ở bà bầu
Đau lưng là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai vào các thời kỳ cuối của thai kỳ, khi thai nhi ngày càng phát triển, cơ thể người mẹ phải chịu sức nặng nên đau lưng thường xảy ra.
Progesterone (một loại hormone thai nghén) khiến các dây chằng – kết nối giữa khung xương chậu và vùng lưng phía dưới bị “nhão”. Thỉnh thoảng, nó sẽ gây nên những cơn đau nhói vùng lưng.
Đây chỉ là một khó chịu nhỏ của hormone thai nghén bởi vì, loại hormone này giữ vai trò khiến khung xương chậu được mềm dẻo và linh hoạt. Như thế, khung xương chậu mới trở thành “không gian” nâng đỡ và hỗ trợ quá trình chuyển dạ thành công.
Thỉnh thoảng, chứng đau lưng có liên quan đến chứng đau thần kinh tọa: xuất hiện những cơn đau nhói ở phía mông và phía sau một bên chân. Nguyên nhân có thể do các dây chằng ở vùng lưng và cả xương chậu của bạn đã bị giảm chức năng.
>>Tin thêm: làm cách nào để giảm cân
Xoa bóp lưng giúp bà bầu thoải mái
Để giảm những cơn đau lưng trong thời kỳ mang thai, xoa bóp lưng cho bà bầu là một trong những phương pháp đơn giản, an toàn và hiệu quả, giúp tuần hoàn máu, hạn chế đau lưng và thư giãn cho bà bầu
Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn hãy trò chuyện, tạo tâm lý thoải mái cho bà bầu. Trong không gian thoáng mát, sạch sẽ, bật một bản nhạc nhẹ nhàng. Các ông chồng hãy giúp các bà mẹ xoa bóp. Hãy xoa nóng hai bàn tay, bà bầu nên nằm nghiêng người về phía bên trái, dùng chiếc gối kê ở khuỷu chân. Bắt đầu xoa bóp từ gáy xuống hông một cách nhẹ nhàng, xoa bóp trở lại vai, qua hai bên sườn. Tiếp theo, dùng hai tay ấn nhẹ và kéo dãn cơ, xoa bóp nhẹ nhàng ở vai, lưng và hông. Hãy lặp lại các bước trên một lần nữa với tốc độ chậm hơn.
Những lưu ý khi xoa bóp lưng cho bà bầu
Khi xoa bóp cho các bà mẹ, bạn cần phải chú ý những điều sau để giúp họ có được sự thoải mái và thư giãn.
Hãy xoa bóp sau bữa ăn khoảng 2 giờ.
Trong khoảng thời gian xoa bóp hãy thay đổi tư thế thường xuyên.
Xoa bóp khoảng từ 15 đến 20 phút.
Nên xoa bóp nhẹ nhàng để tạo sự thư giãn.
Trong lúc xoa bóp, nếu các bà bầu cẩm thấy buồn nôn, chóng mặt thì bạn nên dừng lại.
Hãy xoa bóp cho bà bầu vào cuối thời kỳ mang thai.
Xoa bóp cho bà bầu, nghĩ thì đơn giản nhưng đòi hỏi người thực hiện phải am hiểu và có kỹ năng xoa bóp. Xoa bóp không những có tác dụng hạn chế đau lưng, giúp tuần hoàn máu, giảm căng thẳng mà còn giúp thai nhi phát triển tốt.
Trên đây là những chia sẻ về cách xoa bóp lưng cho bà bầu. hy vọng với những chia sẻ ở trên, các ông chồng sẽ biết cách giúp các bà mẹ giảm được những cơn đau lưng. Nếu còn chưa hiểu về điều gì, bạn có thể để lại câu hỏi cho chúng tôi, các chuyên gia tư vẫn sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Bài viết được trích nguồn tại: https://cpniengrangnhakhoa.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
Tg: Ngavvt