Thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ là bước cơ bản quyết định sự thành công trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh nha chu. Khi bị nướu bị sưng, hơi thở có mùi hôi, răng lung lay là những biểu hiện của bệnh nha chu thì bệnh nhân cần phải chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh răng miệng kỹ hơn. Dưới đây là những cách giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh nha chu và bọc răng sứ có bị hôi miệng không.



Thăm khám tại các cơ sở nha khoa


Bệnh viêm nha chu là gì?


Để biết viêm nha chu thì bạn cần phải nắm định nghĩa nha chu. Nha chu là toàn bộ tổ chức xung quanh răng, có nhiệm vụ chống đỡ và giúp cho răng được vững chắc trong xương hàm. 

Bệnh viêm nha chu là tình trạng nhiễm trùng bắt đầu từ phần nướu lây lan dần xuống các cấu trức của mô bên dưới. Chúng làm cho nướu không còn bám dính vào răng, đồng thời xương ổ răng cũng bị tiêu hủy và túi nha chu được thành lập. Từ đó làm răng suy yếu dần, chức năng ăn nhai giảm đi,…
>> Thông tin nha khoa bạn nên biết: trồng răng giả ở đâu tốt nhất

Điều trị viêm nha chu như thế nào?


Nếu như phát hiện những triệu chứng của viêm nha chu, hãy đến ngay nha khoa uy tín để được bác sĩ khám và điều trị càng sớm càng tốt. 

- Ở giai đoạn đầu viêm nướu: vệ sinh khoang miệng kết hợp uống thuốc, vôi răng bám trên răng lâu ngày là nguyên nhân chính gây ra viêm nha chu nên việc làm sạch mảng bám trên răng sẽ giúp bạn điều trị và phòng bệnh viêm nha chu ở giai đoạn đầu.

- Xuất hiện túi nha chu, ổ mủ: bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị khẩn cấp để chữa trị triệt để.

- Giai đoạn chuyển nặng: lúc này bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của từng người mà đưa ra những biện pháp điều trị như: chỉnh sửa hoặc thay thế những phục hình không đúng gây ảnh hưởng đến viêm nha chu, cố định răng bị lung lay, đánh giá và quyết định nhổ răng khi nó không còn khả năng chữa trị, phẫu thuật cấy ghép mô nướu răng.


Phòng ngừa bệnh viêm nha chu


- Viêm nha chu bắt nguồn từ vệ sinh răng miệng không đúng cách, vì thế, để phòng bệnh viêm nha chu tốt, đầu tiên đó là chú ý đến cách vệ sinh răng miệng. Chải răng không nên quá mạnh, đánh đúng phương páp theo 1 góc 45 độ và tạo thói quen chải răng 2-3 lần/ngày. 

- Thường xuyên dùng chỉ nha khoa để lấy đi các mảng bám ở kẽ răng mà bàn chải không làm sạch được.

- Súc miệng hàng ngày với nước súc miệng hoặc nước muối ấm pha loãng để diệt khuẩn, giúp khoang miệng luôn thơm mát.

- Khi vệ sinh răng miệng, nên chú ý đến bờ viền của răng, nơi này là nơi mảng bám hình thành và tích tụ lại nhiều. Do vậy cần vệ sinh kỹ và sạch sẽ vị trí này.

- Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn thức ăn ngọt và có tính axit quá mạnh để tránh làm tổn hại đến men răng.

- Khám răng định kì 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện các bệnh lý răng miệng.

- Khi mắc bệnh nha chu cần đến nha khoa khám sớm, điều trị sớm để tránh các biến chứng. Nếu để lâu, bệnh sẽ tiến triển nặng, việc điều trị sẽ khó khăn, tốn kém và không đạt kết quả tốt nhất.

Cách phòng bệnh viêm nha chu ở trên sẽ giúp bạn ngăn chặn được các bệnh lý răng miệng xảy ra. Hy vọng những chia sẻ trên là nguồn thông tin bổ ích để mọi người biết được tình trạng răng miệng của mình.

Bài viết được trích nguồn tại: https://thammy3d.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578 

TG: VT
 
Top