Tẩy trắng răng có khả năng cải thiện màu răng xuất cấp, với hiệu quả trông thấy và vô cùng nhanh chóng. Thế nhưng trong quá trình thực hiện có sử dụng thuốc tẩy trắng khiến nhiều người e ngại nên tẩy trắng răng bằng phương pháp nào. Lo ngại này sẽ được phân tích đầy đủ dưới đây.

Các nguyên liệu tẩy trắng răng tự nhiên có hại không?

Một số nguyên liệu tự nhiên có tác dụng tẩy trắng răng như dâu tây, vỏ chuối, dầu dừa, chanh, đường nâu… được nhiều người lựa chọn vì chi phí tiết kiệm và cách thực hiện đơn giản. Tuy nhiên, bạn đừng quên rằng “thủ phạm” khiến cho hàm răng bị xỉn màu đi từng ngày không gì khác chính là thực phẩm.


Vì thế, khi tiếp xúc với thực phẩm, dẫu là thực phẩm có tác dụng tẩy và làm sạch thì bên cạnh đó, chúng vẫn chứa không ít các phân tử gây đổi màu răng. Nếu dùng thực phẩm để làm trắng thì song song với quá trình làm trắng cũng chính là nguyên nhân khiến răng xỉn màu đi.

Ngoài ra, sau khi thực hiện tẩy trắng răng với các nguyên liệu tự nhiên trên, bạn không vệ sinh răng miệng lại cẩn thận sẽ làm các mảnh vụn thực phẩm còn thừa lưu lại trên thân răng và dưới nướu, lâu ngày có thể gây ra các vấn đề răng miệng nguy hiểm.

Những triệu chứng có thể gặp khi tẩy trắng răng

Nhìn chung tẩy trắng răng khá an toàn, tuy nhiên có thể gặp một số triệu chứng: ê buốt răng: do cấu tạo men răng khác nhau, có thể bệnh nhân không buốt, buốt nhẹ hay buốt nhiều trong quá trình điều trị. Dừng liệu trình khi ê buốt nhiều, bệnh nhân thấy khó chịu. 

Triệu chứng ê buốt nhẹ khi tẩy trắng được coi là bình thường, gặp ở 60% số ca tẩy trắng răng; kích thích nướu: do thuốc tẩy trắng hoặc do máng tẩy trắng, bạn nên có phản hồi với bác sĩ để kiểm tra lại khi có vấn đề với nướu. Nướu có thể tự hồi phục sau vài ngày.


Tuy nhiên, bạn vẫn không nên kỳ vọng quá nhiều vào thời gian duy trì màu trắng đạt được vì hàng ngày chúng ta vẫn hấp thu thức ăn, đồ uống, thực phẩm có màu chứ không thể kiêng khem hết được.

Kết quả tẩy trắng phụ thuộc độ tuổi, độ nhiễm màu răng và tính chất nhiễm màu là ngoại lai hay nội sinh. Nếu nhiễm màu nặng bạn có thể phải dùng kết hợp cả hai phương pháp chính: tẩy tại phòng khám và đeo máng tại nhà.
 
Top