Nguyên nhân niềng răng bị tụt lợi do đâu? và trồng răng giả ở đâu tốt nhất? Là vấn đề được nhiều người bận tâm đến. Cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan ở bài viết dưới đây.
Niềng răng bị tụt lợi có đúng không, nguyên nhân là gì?
Lời bạn của Tuấn nói không phải không có căn cứ. Sự thật thì thực tế đã có người niềng răng bị tụt lợi, nhưng đó là những trường hợp rất hiếm khi xảy ra. Nguyên nhân xuất phát có thể do cả chủ quan lẫn khách quan. Ta có thể kể những nguyên nhân gây niềng răng tụt lợi như sau:
Do cao răng:
Nguyên nhân niềng răng bị tụt lợi |
Các bác sĩ vẫn khuyên bệnh nhân nên lấy cao răng định kỳ từ 3-6 tháng/lần. Thông thường, bệnh nhân niềng răng khi đến tái khám chỉnh nha, bạn vẫn sẽ được bác sĩ thực hiện lấy cao răng để đảm bảo cao răng không gây viêm nướu, làm răng lung lay, dẫn đến tụt lợi. Quan trọng nhất là không làm tiến trình răng di chuyển bị sai khác so với phác đồ điều trị. cấy ghép implant có đau không thưa bác sĩ Nha khoa?
Do bệnh lý răng miệng:
Trước khi niềng răng, tất cả bệnh nhân đều phải trải qua bước thăm khám tổng quát khoang miệng. Nếu phát hiện ra bất kỳ bệnh lý nào, các bác sĩ sẽ điều trị dứt điểm cho bạn.
Tuy nhiên, nếu bệnh lý không được điều trị khỏi hoàn toàn. Ví dụ như viêm lợi, viêm nha chu, cao răng… thì niềng răng bị tụt lợi có thể sẽ xảy ra.
Do chải răng không đúng cách:
Một nguyên nhân nữa gây tụt lợi chính là phương pháp chải răng không đúng cách. Không chỉ khi niềng răng, mà ngay cả bình thường, nếu bạn chải răng quá mạnh, lực bàn chải tác động lên răng và lợi sẽ làm tổn thương đến lợi, mòn men răng.
Do chế độ ăn uống không hợp lý
Khi niềng răng, răng của bạn sẽ không được khỏe mạnh như bình thường. Đồng thời lại thêm những chiếc mắc cài sẽ càng khiến quá trình ăn uống gặp khó khăn.
Vì thế, nếu thường xuyên sử dụng những đồ ăn quá cứng hoặc dễ dính mắc cũng là nguyên nhân khiến răng và nướu bị tổn thương.
Do niềng răng sai kỹ thuật:
Lý do nữa khiến niềng răng bị tụt lợi là niềng răng sai kỹ thuật. Lực kéo răng không được điều chỉnh phù hợp, răng bị lực mạnh tác động, di chuyển quá đột ngột sẽ gây cho nướu bị tổn thương.
Không chỉ vậy, niềng răng sai kỹ thuật còn là nguyên nhân khiến răng lung lay, nặng hơn là chết tủy. Chính vì thế, bạn nên lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín tránh những rủi ro không đáng có.
4 bước tự xử lý niềng răng bị tụt lợi TẠI NHÀ
Nếu niềng răng bị tụt lợi thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Trước hết hãy xử lý tại nhà theo các bước sau:
– Bước 1: Tự soi gương kiểm tra tình trạng tụt lợi có nghiêm trọng hay không.
Nếu tụt lợi nhẹ hoặc ở mức bình thường thì chuyển sang bước 2. Nếu nặng thì chuyển bước 4.
– Bước 2: Sử dụng dầu mè chữa tụt lợi:
Dùng 1-2 thìa canh dầu mè đun lên cho hơi ấm. Sau đó bạn ngậm dầu mè trong khoang miệng khoảng 2 phút rồi súc miệng và nhổ ra. Cuối cùng súc miệng lại bằng nước sạch. Thực hiện từ 2-3 lần/ngày để chữa niềng răng bị tụt lợi.
– Bước 3: Chăm sóc răng miệng đúng cách:
+ Súc miệng nước muối.
+ Chải răng nhẹ nhàng với bàn chải dành riêng cho bệnh nhân niềng răng.
– Bước 4: Đến nha sĩ kiểm tra
Thực hiện tại nhà trong khoảng 1 tuần mà bệnh tình không thuyên giảm, bạn cần đến nha sĩ kiểm tra và xác định nguyên nhân gây niềng răng bị tụt lợi. Từ đó sẽ có hướng xử lý như lấy cao răng, điều trị bệnh lý răng miệng, chăm sóc nha chu hoặc điều chỉnh lực kéo phù hợp.
Để phòng tránh niềng răng bị tụt lợi, tốt nhất bạn cần thực hiện chải răng đúng cách, lấy cao răng định kỳ và có chế độ ăn uống hợp lý cho người niềng răng.
Song song với việc ấy là lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, kỹ thuật niềng răng đảm bảo và các bác sĩ quan tâm sát sao đến quá trình niềng răng, cũng như sức khỏe răng miệng của bệnh nhân.
TG: Trang