Răng khôn là vấn đề muôn thuở và là nỗi băn khoăn của không ít người. Theo đó, răng khôn là gì thực sự là thắc mắc thú vị và đặc biệt. Những thông tin cụ thể dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời chính xác nhất nhé!

Răng khôn là gì? Nhổ bỏ khi nào?

Răng khôn (răng số 8 hay răng hàm lớn thứ 3) là răng mọc sau cùng, ở giai đoạn tuổi trưởng thành (18-25 tuổi). Răng thường mọc lệch, kẹt hoặc ngầm nên đây là răng gây nhiều biến chứng nhất trên cung hàm. 

Nguyên nhân của sự lệch lạc này có thể do răng (tổn thương mầm răng, túi thân răng bị viêm;răng khôn hàm dưới chung lá biểu bì với răng số 6,7 mà 2 răng này mọc trước nên mầm răng khôn thường bị kéo về phía gần,thiếu chỗ do mọc muộn) hoặc do xương hàm (thiếu chỗ, không tương xứng kích thước giữa răng và xương, đường ra của răng bị xơ hóa do nang hoặc nhiễm trùng).


- Răng lệch là răng không mọc ở vị trí bình thường khi đã hết thời kỳ mọc. Các trạng thái lệch gồm: lệch gần, lệch xa, lệch ngoài, lệch trong.

- Răng kẹt là răng bị cản trở về mặt cơ học do xương hoặc do răng dẫn tới răng mọc không bình thường.

- Răng ngầm là răng không mọc như bình thường, còn nằm trong xương hàm, chưa thấy trong khoang miệng.

- Tỉ lệ răng khôn hàm dưới mọc lêch,kẹt hoặc ngầm cao hơn răng khôn hàm trên.
Vì thế khi có những răng khôn mọc lệch lạc cần cân nhắc cẩn thận việc giữ hay nhổ bỏ.

Lưu ý khi nhổ răng khôn

Chuẩn bị tâm lý: Sợ đau và sợ bị ảnh hưởng tới thần kinh là những lo lắng thường gặp ở nhiều người khi nói tới nhổ răng. Hiện nay, với các kỹ thuật gây tê, kiểm soát tốt trước, trong và sau phẫu thuật, nhổ răng không sang chấn sẽ giúp lấy bỏ răng khôn không đau và không ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Quan trọng là bệnh nhân cần có một tâm lý thoải mái, tin tưởng vào bác sĩ thì cuộc nhổ sẽ diễn ra thuận lợi.

Chọn thời điểm nhổ răng: Nhổ răng có thể tiến hành vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên tốt nhất nên nhổ vào đầu giờ sáng sau khi ăn no hoặc đầu giờ chiều để bác sĩ tiện theo dõi sự chảy máu sau nhổ. Tối hôm trước nhổ răng bệnh nhân nên ngủ sớm và tránh dùng đồ uống có cồn.


Chế độ ăn uống: Trước khi nhổ răng nên uống vài ly sữa đậu nành sẽ góp phần hạn chế chảy máu và mau lành thương nhờ chất đạm Lecithin trong đậu nành.

Sau nhổ răng, nếu có thể nên uống một cốc nước ép dâu tây vì trong đó có hoạt chất trợ lực cho thuốc giảm đau tác dụng tương tự Aspirin. Tiếp tục uống vài ly sữa đậu nành. Sữa chua cũng giúp tăng tác động của thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn nhờ acid obacillus, lưu ý không ăn lạnh quá. Ngoài ra ăn nhiều hoa quả tươi để bổ sung các vitamin sẽ giúp tăng cường sức khỏe và mau chóng hồi phục sau nhổ răng. 

Trong vài ngày đầu sau nhổ răng nên ăn đồ mềm và dễ tiêu hóa để xương hàm không phải làm việc nhiều. Tránh ăn đồ ngọt, chua, cay, đồ uống có ga, cồn và các chất kích thích khác.
 
Top