Thực hiện trám răng thẩm mỹ hiện nay được nhiều người tìm hiểu và lựa chọn đến. Dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp lại một số câu hỏi liên quan đến dịch vụ này, mọi người cùng tham khảo. chi phí cấy ghép răng implant cũng được nhiều người quan tâm đến.

Trám răng áp dụng khi nào?

Trám (hàn) răng là giải pháp hiệu quả giúp phục hình thẩm mỹ cho răng trong các trường hợp răng bị vỡ, mẻ, răng thưa, răng bị mòn men. Bệnh nhân bị sâu răng cũng thường được các nha sỹ áp dụng phương pháp hàn trám sau khi đã làm sạch vết sâu nhằm hạn chế sự phát triển trở lại của vi khuẩn gây sâu răng đồng thời phục hình cho răng, đảm bảo ăn nhai tốt.
Một số câu hỏi liên quan đến dịch vụ trám răng
Một số câu hỏi liên quan đến dịch vụ trám răng
Bên cạnh hàn trám thẩm mỹ hoặc trám răng bị sâu thì phương pháp này còn giúp phòng ngừa sâu răng hiệu quả, đặc biệt là đối với những trẻ nhỏ chưa có ý thức vệ sinh răng miệng tốt. Trám răng phòng ngừa là phủ một lớp mỏng vật liệu bảo vệ răng có màu giống men răng lên bề mặt các răng hàm nhằm ngăn chặn sự trú ngụ của các vi khuẩn cũng như quá trình lên men tạo a-xít gây phá hủy men răng, do đó có tác dụng phòng ngừa sâu răng rất tốt.

Sử dụng vật liệu nào để trám răng?

Composite hay amalgam, xi măng silicat là những vật liệu trám phổ biến nhất. Nếu như composite thường áp dụng cho răng cửa bởi màu sắc tự nhiên như răng thật thì xi măng silicat thường dùng để trám cổ răng bị mòn, amalgam có độ chịu lực cao, chịu mòn tốt sẽ được áp dụng để trám cho răng hàm. Thực hiện cấy ghép implant có đau không?
Thao tác trám cũng khá đơn giản. Bằng dụng cụ chuyên dụng, nha sỹ sẽ đưa chất trám lên vị trí răng cần phục hình. Chất trám composite được gắn dính vào men và ngà răng nhờ kỹ thuật dán qua trung gian một lớp keo dán gọi là ponding. Lớp composite được làm cứng bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh, thời gian để trùng hợp từ 20 giây – 40 giây. Trám composite thẩm mỹ phù hợp với các trường hợp cần xử lý tình huống trám nhanh, không có thời gian hoặc điều kiện kinh tế không cho phép làm răng sứ thẩm mỹ.
Amalgam và composite là các vật liệu trám còn mềm khi mới đưa vào răng, sau đó mới cứng lại, vì vậy nên thích hợp với các xoang trám không lớn. Khi răng bị sâu quá nhiều, phần răng không sâu còn lại ít thì trám Inlay/Onlay với chất liệu sứ sẽ mang lại hiệu quả cao. Nha sĩ có thể sẽ gắn vào răng một miếng trám đã được đúc cứng sẵn. Loại trám này không chỉ lấp đầy phần răng bị mất do sâu mà còn giúp nâng đỡ tốt phần răng còn lại.

Trám răng có bền hay không?

Với phương pháp trám răng theo cách trám trực tiếp với vật liệu composite hoặc amalgam thì độ bền vết trám thường duy trì được khoảng 2-3 năm, sau đó chỗ trám sẽ dần bị bong tróc khi ăn nhai hoặc chịu tác động của nhiệt độ. Trong khi đó, với kỹ thuật trám gián tiếp Inlay/Onlay thì độ bền có thể gần tương đương với bọc răng sứ, tức là có thể tồn tại 5-10 năm mà không cần hàm trám lại.

Trám răng mất thời gian bao lâu?

Trám răng trực tiếp với composite thường chỉ mất khoảng 15-20 phút cho một răng và hoàn thành trong một lần thăm khám nhưng với kỹ thuật trám Inlay/Onlay thì bạn cần ít nhất 2 lần thăm khám để hoàn thành do cần thời gian chờ đợi đúc miếng trám.

Trám răng có đau nhiều không?

Trám răng cơ bản là một thao tác đơn giản và không xâm lấn nhiều đến răng nên không gây đau nhức, ê buốt nhiều. Trong một số trường hợp răng bị sâu, trước khi trám nha sỹ cần dùng dụng cụ chuyên dụng nạo sạch vết sâu để hạn chế tình trạng sâu răng trở lại, thao tác này có thể gây đau nhức một chút nhưng nha sỹ sẽ sử dụng thuốc gây tê cục bộ nên bạn hoàn toàn không có cảm giác đau nhức nhiều trong khi trám.
Tại Nha khoa Đăng Lưu, bệnh nhân sẽ được khám và điều trị theo quy trình hiện đại với các công nghệ điều trị Laser Tech mới nhất, mang đến hiệu quả tối đa và đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Công nghệ mới giúp hạn chế tối đa tình trạng long chân bám, khoang trám thấm nước, giúp tăng cường tính tương hợp giữa vật liệu trám và bề mặt trám, do đó giúp cho vết trám có độ bền chắc cao hơn nhiều so với công nghệ cũ. Hàn trám với Laser Tech hoàn toàn không xâm lấn đến nướu hay cấu trúc của răng, do đó hoàn toàn không gây nên tình trạng ê nhức, đau buốt.
TG: Trang
 
Top