Rạn da thường xảy ra ở những vùng da mỏng và yếu như: da vùng bụng, ngực, đùi, bẹn, mông, đầu gối và bắp chân... Bệnh tuy không ảnh hưởng tới sức khoẻ nhưng lại làm mất đi vẻ đẹp của cơ thể.

Rạn da là gì?

Rạn da là những vệt thường có hình sọc vằn, những đường rạn nứt hình thành trên da và thường có chiều dài từ 1- 10 cm.
<> Có thể bạn muốn biết: cạo vôi răng có bị chảy máu không
Khi vừa hình thành, các vết rạn da thường chỉ là những đường nhỏ li ti có màu hồng hoặc đỏ tím trên da. Tình trạng này khiến da bị ngứa ngáy khó chịu. Sau một thời gian, vết rạn sẽ từ từ chuyển sang màu trắng và kéo những đường rạn lõm xuống sâu hơn vào da khiến da trông nhăn nheo mất thẩm mỹ.

Rạn ra không gây ra cảm giác đau hoặc ngứa ngáy mà chỉ biểu hiện bằng những vệt dài thành từng đám nhỏ trên bề mặt da. Các vết rạn da khi mới xuất hiện có màu hồng, sau đó nhạt màu dần và trở thành màu trắng. Khi da bị rạn nhiều, vùng da bị rạn hình thành nên các đường rạch lõm. Khi sờ vào sẽ có cảm giác hơi sần. 

>>Bài viết được xem nhiều: cách giảm cân nhanh nhất trong 1 tuần


Rạn da và nguyên nhân gây rạn da
Nguyên nhân gây rạn da là gì?

Để phòng tránh và điều trị rạn da hiệu quả, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra chúng để có  lựa chọn phương pháp khắc phục phù hợp.

Hiện tượng rạn da xảy ra do các hormon trong cơ thể thay đổi quá nhanh, không thích ứng với sự phát triển của các tế bào da, khiến cho da bị rạn và để lại sẹo. Sự thay đổi các hormon trong thời kỳ dậy thì, thai nghén, thay đổi về trọng lượng một cách đột ngột (sụt giảm cân hoặc tăng cân quá nhanh) làm hạn chế tính đàn hồi của da, gây nên hiện tượng rạn da.

Bề mặt làn da co giãn không đủ để thích ứng với sự thay đổi của cơ thể. Phụ nữ khi mang bầu hoặc tăng cân quá nhanh khiến các vùng da bị căng quá mức, các sợi đàn hồi dưới bề mặt da bị đứt đột ngột, làm da bị mất sức căng, gây nên hiện tượng da bị mềm nhẽo và xuất hiện các vết rạn nứt.

Những người bị mắc các bệnh về da hoặc các bệnh về đường nội tiết cũng dễ bị rạn da. Các hormon trong cơ thể thay đổi kéo theo sự thay đổi cấu trúc da. Hiện tượng giữ nước trong cơ thể khi sử dụng thuốc kháng sinh phòng bệnh làm da căng, sau khi trở về trạng thái ban đầu cũng sẽ ảnh hưởng tới da ở một mức độ nhất định.

Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây ra chứng rạn da. Nếu người mẹ mắc chứng rạn thì con gái cũng dễ mắc phải.

Bên cạnh đó, theo những nghiên cứu khoa học cho thấy, những ai thường xuyên hút thuốc lá cũng có thể khiến da bị mỏng đi và vì vậy mà da trở nên yếu và dễ bị nứt hơn khi bạn tăng cân.

Bài viết được trích nguồn từ: http://suckhoechomoinha.org
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: (+84 8) 66820246
Ngavvt
 
Top